Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

What is a Talent Network

Joining our Talent Network will enhance your job search and application process. Whether you choose to apply or just leave your information, we look forward to staying connected with you.

Why Join?

  • Receive alerts with new job opportunities that match your interests
  • Receive relevant communications and updates from our organization
  • Share job opportunities with family and friends through Social Media or email

Join our Talent Network today!

[FEED YOURSELF] Giải mã các phòng ban của tổ chức (Phần 1)

Tiếp nối với 2 tập đầu tiên trong serie ‘Feed Yourself’, hôm nay FE CREDIT sẽ tiếp tục với chủ đề mới ‘Giải mã các phòng ban của tổ chức’. Đối với mỗi tổ chức sẽ có rất nhiều phòng ban với các chức năng khác nhau, trong chủ đề này FE CREDIT sẽ nói về 4 bộ phận cơ bản mà ở doanh nghiệp nào cũng có. Bắt đầu sẽ là phòng ban Tài Chính.

Để các bạn có thể dễ dàng hình dung về chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban, FE CREDIT sẽ chia sẻ thông qua nhiệm vụ của người đứng đầu. Ở tập này, chúng ta sẽ bắt đầu với vai trò của Giám Đốc Tài Chính.

1. Kiểm soát ngân sách & chi phí: Nói về tài chính thì chắc chắn phải đề cập đến ngân sách và chi phí rồi đúng không? Và một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất chính là kiểm soát ngân sách và chi phí. Giám Đốc Tài Chính cần có kế hoạch hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, các hoạt động thu, chi tài chính. Ngoài ra cần phải phối hợp với các phòng ban liên quan để lập kế hoạch tài chính hằng năm và dài hạn của công ty.

2. Am hiểu các thủ tục: Một Giám Đốc Tài Chính cần phải hiểu rõ tất cả các thủ tục để có thể xác định được các mảng cần cải tiến của tổ chức, và có thể đưa ra được các biện pháp cải tiến cũng như định hướng chiến lược để đảm bảo tuân thủ pháp luật, duy trì tính toàn vẹn tài chính của công ty và giảm thiểu rủi ro.

3. Phân tích dữ liệu tài chính: Bất kỳ doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng sẽ có rất nhiều thông tin về dữ liệu, đặc biệt là về tài chính. Nếu chỉ có những con số thì các phòng ban còn lại sẽ không thể sử dụng để nâng cao hiệu suất công việc của họ. Công việc của Giám Đốc Tài Chính là ‘biến hóa’ những con số khô khan thành những thông tin hữu ích để cùng với các phòng ban đưa ra những quyết định cải thiện tình hình kinh doanh.
4. Quan hệ với các bên liên quan: Tùy vào đặc thù của từng doanh nghiệp mà vai trò của các bên liên quan và nhà đầu tư sẽ khác nhau. Đây là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Vì thế, tổ chức sẽ cần Giám Đốc Tài Chính để luôn sâu sát cùng nhóm đối tượng này để có thể trao đổi, cân bằng các lợi ích vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Đây là những vai trò chủ chốt nhất của một Giám Đốc Tài Chính, tuy nhiên tùy theo quy mô và đặc thù của từng tổ chức mà chức năng và nhiệm vụ của họ có thể khác nhau các bạn nhé!

Tiếp tục đón xem những tập tiếp theo của serie ‘Feed Yourself’ để tìm hiểu về 3 bộ phận ‘bí ẩn’ còn lại trong tổ chức.

--------------------------------
‘Feed Yourself’ là một chuỗi bài của FE CREDIT dành cho các bạn sinh viên, cung cấp những thông tin, kiến thức cần thiết để các bạn có đủ hành trang bước vào cuộc sống sau giảng đường.

Hãy tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp về tài chính hấp dẫn cùng FE CREDIT tại ĐÂY.

 

Thanks for joining our Talent Network,

By joining our Talent Network you have not officially applied to a position.

Please apply now to become candidates for vacancies or continue update resume.